Khung năng lực quốc gia Anh Quốc RQF (Regulated Qualification Framework)
Xin chào anh chị và các bạn,
Khung năng lực quốc gia (NQF – National Qualification Framework) là hệ thống nền tảng để mọi chương trình, quy trình, quá trình đào tạo của các cơ sở giáo dục từ thấp nhất đến cao nhất áp dụng, tuân thủ nhằm đảo bảo tính đồng nhất, tính công nhận tương đương giữa các hệ thống giáo dục khác nhau cũng như đảm bảo đồng nhất về chất lượng trong bối cảnh tại một quốc gia có nhiều mô hình đào tạo khác nhau và có sự khác biệt lớn về hệ thống giáo dục giữa các quốc gia.
Khung năng lực quốc gia được áp dụng trên tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù có những khác biệt, nhưng để văn bằng được công nhận khi học tại một quốc gia và làm việc tại một quốc gia khác, các chính phủ đã hình thành hệ thống tương quan (equivalent) giữa các hệ thống khung năng lực.
Viện đại học SIMI Thụy Sĩ là Viện đào tạo đại học với hệ thống kiểm định toàn diện ở cả cấp tổ chức và cấp chương trình. Ở cấp độ chương trình, các chương trình của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ được công nhận bởi hệ thống văn bằng năng lực quốc gia Anh Quốc theo RQF (Regulated Qualification Framework), một hệ thống giáo dục chính quy thuộc khung năng lực quốc gia Anh Quốc. Do được kiểm định và công nhận, các chương trình của SIMI không chỉ đáp ứng chất lượng, đảm bảo năng lực đầu ra mà còn có thể lấy song bằng, được công nhận, được chuyển tiếp đến hầu hết các hệ thống giáo dục được kiểm định và công nhận khác.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ những nội dung cơ bản về khung năng lực quốc gia Anh Quốc RQF. Những thông tin này giúp học viên có cái nhìn rõ hơn về giá trị văn bằng mà Viện đại học SIMI Thụy Sĩ mang lại cũng như tại sao nó giúp SIMI Thụy Sĩ đảm bảo chất lượng trong đào tạo.
Lịch sử hình thành và phát triển của Khung năng lực quốc gia Anh Quốc:
Hệ thống khung năng lực quốc gia Anh Quốc với tên gọi đầu tiên là Hệ thống văn bằng nghề nghiệp quốc gia AnH Quốc (NVQ National Vocational Qualifications) được ra đời vào năm 1987. Vào thời điểm này, NVQ tác biệt bằng nghề và văn bằng được cấp bở hệ thống giáo dục đại học. Mục tiêu của NQF ra đời vào thời điểm này để công nhận hệ thống giáo dục nghề nghiệp và tính tương quan của hệ thống giáo dục nghề nghiệp với hệ thống giáo dục đại học cũng như những hình thức đào tạo tiên tiến, mới nhưng chưa được xếp vào đâu trong hệ thống giáo dục quốc dân Anh Quốc. Hệ thống năng lực quốc gia Anh Quốc lúc này có 5 bậc (Levels)
Vào năm 2003, hệ thống NVQ có sự điều chỉnh mở rộng thành 9 bậc trong đó gồm bậc nền tảng (Entry) và 8 bậc đào tạo chính thức. Cũng vào thời điểm này, NQV chính thức đổi tên thành NQF (National Qualifications Framework – hệ thống khung năng lực quốc gia Anh Quốc) và được áp dụng đồng nhất trên toàn lãnh thổ Anh Quốc bao gồm cả Wales và Bắc Ireland. Cũng thời điểm này, hệ thống QCF (Qualifications and Credit Framework) cũng ra đời song song với NQF với mục tiêu công nhận kết quả đào tạo của các cở sở giáo dục thấp hơn, nhỏ hơn so với hệ thống giáo dục đại học truyền thống.
Vào năm 2015, sau nhiều năm áp dụng QCF, chính phủ Anh Quốc nhận thấy tính cứng nhắc của QCF khi không hỗ trợ nhiều mô hình đào tạo khác nhau, đặc biệt những mô hình đào tạo mới như đào tạo OJT (On the job training), Internship (thực tập), học tại nơi làm việc…Chính vì tính cứng nhắc và chưa phù hợp của QCF, cũng như không đáp ứng với tình hình bùng nổ các mô hình đào tạo mới và sự phát triển của e-learning, chính phủ Anh đã ra mắt khung năng lực quốc gia Anh Quốc RQF (Regulated Qualifications Framework) thay thế cho NQF và QCF vào tháng 10 năm 2015.
Hệ thống khung năng lực quốc gia Anh Quốc RQF (Regulated Qualification Framework)
Tương tự với NQF và QCF, tất cả văn bằng sẽ quy đổi thành Level dựa vào độ khó và mức độ năng lực của chương trình đào tạo. Nhưng khác với NQF và QCF, RQF không yêu cầu người học phải kết hợp các môn học để có được tín chỉ (có thể tích lũy tín chỉ từ những hoạt động khác ngoài các môn học như thực tập, học tại nơi làm việc, các nghiên cứu…). Với hệ thống RQF, toàn bộ văn bằng sẽ dựa vào NĂNG LỰC thay cho NHỒI NHÉT KIẾN THỨC và tạo sự linh hoạt, uyển chuyển, hiệu quả cho hệ thống đào tạo của Vương Quốc Anh.
Tại Vương Quốc Anh, để một chương trình được kiểm định và công nhận theo hệ thống RQF thì phải được Ofqual công nhận. Khi đã được Ofqual công nhận, văn bằng đó sẽ có giá trị, được công nhận, thuộc hệ thống văn bằng quốc gia Vương Quốc Anh và các văn bằng sẽ được quy đổi thành Level để dễ dàng công nhận lẫn nhau ngay tại Anh Quốc và các quốc gia trên thế giới.
Cấp độ và văn bằng của hệ thống giáo dục quốc gia Anh Quốc theo RQF:
Hệ thống năng lực quốc gia RQF phân thành 9 cấp độ (Level) từ thấp nhất là Entry Level đến Level 8 là Tiến sĩ. Mỗi cấp độ sẽ có số tín chỉ tương ứng được chia thành 3 nhóm Awards, Certificate và Diploma. Trong hệ thống RQF Diploma là cao nhất tương đương với Degree tại các hệ thống giáo dục khác và Diploma của RQF lên đến Tiến sĩ (Level 8).
Các Level của hệ thống giáo dục quốc gia Anh Quốc RQF:
Như đã nói ở trên, hệ thống giáo dục quốc gia Anh Quốc RQF gồm 9 bậc với:
- Entry Level – Entry 1, Entry 2, Entry 3
- Level 1 – GCSEs (grades 3-1: previously D-G)
- Level 2 – GCSEs (grades 9-4: previously A*-C), CSE grade 1, O level grade A,B or C
- Level 3 – Advanced level (A level) grade A-E, AS level, Vocational level 3
- Level 4 – Vocational Qualification level 4, CertHE, HNC
- Level 5 – Vocational Qualification level 5, Foundation Degree, DipHE, HND
- Level 6 – Bachelor’s Degree (with or without honours)
- Level 7 – Master’s Degree, Postgraduate Certificate and Diploma, PGCE
- Level 8 – Doctor of Philosophy (DPhil or PhD).
Văn bằng trong hệ thống giáo dục quốc gia Anh Quốc RQF:
Mỗi một bậc (Level) văn bằng được phân thành 3 nhóm tùy thuộc vào số tín chỉ của chương trình:
- Awards. Có số tín chỉ UK từ 1 đến 12.
- Certificates. Có số tín chỉ UK từ 13 đến 36.
- Diplomas. Có số tín chỉ UK trên 37
Lưu ý: 2 UK credits tương ứng 1 ECTS credits.
Trong hệ thống giáo dục Anh Quốc theo RQF, văn bằng cao nhất là Diploma (không còn dùng Degree như trước đây) và Diploma có thể lên đến Level 8 là Tiến sĩ tương ứng với DBA, PhD, EDD… Degree.
Tính công nhận của văn bằng thuộc hệ thống đào tạo quốc gia Anh Quốc RQF với các hệ thống đào tạo khác:
Tính tương ứng và công nhận tương đương với khung năng lực Châu Âu:
Do là hệ thống bao trùm các hệ thống đào tạo trước đây của Vương Quốc Anh, hệ thống giáo dục quốc gia Anh Quốc tương ứng với hệ thống giáo dục đại học truyền thống của Anh Quốc (FHEQ – Framework for Higher Education Qualifications), tương ứng với hệ thống giáo dục tại Wales, Bắc Ireland và tương thích hoàn toàn với hệ thống giáo dục Châu Âu theo khung năng lực EQF (European Qualification Framework).
Do tính tương thích và công nhận lẫn nhau ngay tại Anh Quốc, tương thích với hệ thống giáo dục đại học truyền thống, hệ thống văn bằng quốc gia theo RQF sẽ:
- Level 6 Diploma tương ứng Cứ nhân (Bachelor Degree)
- Level 7 Diploma tương ứng Thạc sĩ (Master Degree)
- Level 8 Diploma tương ứng Tiến sĩ (Doctoral Degree)
Văn bằng theo RQF tương ứng với hệ thống văn bằng của các quốc gia Châu Âu
Do tuân thủ và được công nhận tương ứng theo khung năng lực Châu Âu EQF, hệ thống văn bằng quốc gia theo RQF được công nhận toàn Châu Âu. Để xem tính tương ứng của các văn bằng tại Châu Âu, vui lòng tham khảo thêm TẠI ĐÂY
Văn bằng theo RQF tương ứng với hệ thống văn bằng của Châu Úc (AQF)
Châu Úc cũng sử dụng hệ thống giáo dục quốc gia và có tên là AQF (Australian Qualifications Framework). Khác với hệ thống RQF có 9 bậc (Entry Level và Level 1 đến Level 8) thì AQF có 11 bậc (Entry Level và Level 1 đến Level 10).
Tuy có sự khác biệt về tên gọi, nhưng hệ thống văn bằng của Anh Quốc RQF tương ứng với hệ thống văn bằng của Châu Úc, giúp văn bằng theo khung năng lực quốc gia Anh Quốc RQF được công nhận tương đương với văn bằng tại Châu Úc.
Công nhận văn bằng theo hệ thống giáo dục quốc gia Anh Quốc RQF với hệ thống giáo dục Châu Phi
Châu Phi áp dụng hệ thống khung năng lực chung cho khu vực Châu Phi ACQF (African Continental Qualifications Framework) và hệ thống này tương thích và tương ứng với khung năng lực Châu Âu EQF và khung năng lực Châu Úc AQF..
Nhờ tính tương quan giữa RQF và EQF, hệ thống văn bằng quốc gia Anh Quốc RQF tương thích và được công nhận theo khung năng lực chung Châu Phi ACQF.
Công nhận văn bằng theo hệ thống giáo dục quốc gia Anh Quốc RQF với hệ thống giáo dục ASEAN
Tại ASEAN áp dụng khung năng lực tham chiếu chung ASEAN (ASEAN Qualifications Reference Framework – AQRF) với mục tiêu hình thành khung năng lực chung để có thể dễ dàng so sánh văn bằng giữa các quốc gia ASEAN (ASEAN Member States (AMS)). Mục tiêu hình thành và áp dụng của khung năng lực tham chiếu chung ASEAN (AQRF) bao gồm:
- Hỗ trợ công nhận văn bằng giữa các quốc gia
- Khuyến khích phát triển hệ thống khung năng lực và văn bằng hỗ trợ và khuyến khích quá trình học tập suốt đời.
- Giúp các quốc gia hình thành cơ chế, khung pháp lý để công nhận các mô hình, hình thức đào tạo phi truyền thống và hiện đại.
- Hỗ trợ quá trình dịch chuyển lao động (lao động của quốc gia này làm việc tại quốc gia khác)
- Hỗ trợ quá trình học tập tại nhiều quốc gia khác nhau (learner mobility – học viên có thể hoàn thành 1 chương trình, nhận 1 hoặc nhiều văn bằng tại nhiều vị trí học tập tại nhiều quốc gia khác nhau).
- Gia tăng tính nhận biết của các loại văn bằng trong bối cảnh có nhiều hệ thống giáo dục khác nhau. (Các văn bằng sẽ quy đổi thành Level để dễ dàng nhận biết).
Khung năng lực tham chiếu ASEAN áp dụng hoàn toàn giống khung năng lực Châu Âu EQF, gồm 9 bậc trong đó Entry level và Level 1 đến Level 8.
Do có tính tương ứng và tương đương, văn bằng theo hệ thống khung năng lực Châu Âu và hệ thống khung năng lực Anh Quốc RQF có thể được xem xét công nhận tại ASEAN.
Việt Nam là một trong các quốc gia ASEAN tham gia AQRF
Khung năng lực Việt Nam tương thích hoàn toàn với khung năng lực ASEAN AQRF, vận dụng và tương thích với khung năng lực Châu Âu EQF:
Là một trong những quốc gia tham gia AQRF, ngày 18 tháng 10 năm 2016, thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1982/QĐ-TTg v/v phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Vietnamese Qualifications Framework, viết tắt là VQF) với mục tiêu “Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực”
Khung năng lực quốc gia Việt Nam VQF ra đời nhằm “Thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước khác thông qua các khung tham chiếu trình độ khu vực và quốc tế làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực”
Khung năng lực quốc gia Việt Nam triển khai tương thích với khung năng lực tham chiếu ASEAN và khung năng lực Châu Âu bao gồm 8 bậc với Bậc 1 – Sơ cấp I; Bậc 2 – Sơ cấp II, Bậc 3 – Sơ cấp III, Bậc 4 – Trung cấp; Bậc 5 – Cao đẳng; Bậc 6 – Đại học; Bậc 7 – Thạc sĩ; Bậc 8 – Tiến sĩ.
Do tính tương thích và tương ứng với khung năng lực Châu Âu, các văn bằng từ hệ thống khung năng lực Quốc gia RQF và hệ thống khung năng lực Châu Âu EQF có thể được xem xét để công nhận tại Việt Nam.
Như vậy, là Viện đào tạo đại học được kiểm định và công nhận ở cả cấp tổ chức và cấp chương trình với hệ thống chương trình tương thích và được công nhận theo khung năng lực quốc gia Anh Quốc RQF và khung năng lực Châu Âu EQF, văn bằng sau khi tốt nghiệp các chương trình của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ được xem xét công nhận:
- Công nhận toàn Châu Âu theo EQF
- Công nhận Châu Âu mở rộng theo công ước Lisbon và quy trình Bologna
- Công nhận tại Châu Phi theo ACQF
- Công nhận tại Châu Úc theo AQF
- Công nhận tại ASEAN theo ARQF
- Công nhận tại Việt Nam theo khung năng lực quốc gia Việt Nam VQF.
Lưu ý: Mặc dù hệ thống khung năng lực khiến văn bằng được dễ dàng nhận biết, dễ dàng được công nhận, nhưng mỗi quốc gia có thể áp dụng hệ thống luật lệ riêng. Do đó, học viên được khuyến khích tìm hiểu trước mọi thông tin trước khi tham gia các chương trình của SIMI Thụy Sĩ (cả toàn thời gian tại Thụy Sĩ hoặc theo mô hình Hyrid). Vui lòng tham khảo mục Trách nhiệm miễn trừ để có thêm thông tin.
Nguồn: The Swiss Institute of Management and Innovation