fbpx

Bí Kíp Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan Dành Cho Du Học Sinh Thuỵ Sĩ

Bí Kíp Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan Dành Cho Du Học Sinh Thuỵ Sĩ
Bí Kíp Học Khôn Ngoan Mà Không Gian Nan Dành Cho Du Học Sinh Thuỵ Sĩ

Trước khi đại dịch COVID-19 hoành hành như hiện tại, có không ít các bạn du học sinh đã cảm thấy khá “chật vật” giữ việc cân bằng cuộc sống và học tập. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc học tập kém hiểu quả đối với một du học sinh: sử dụng ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống ở xứ người, sốc văn hoá khi đến một đất nước xa lạ để học tập, v.v. Ngoài ra, hiện tại khi chúng ta đều phải bắt buộc làm quen với việc học online, thì cám dỗ đến từ mạng internet còn khiến các bạn học sinh – sinh viên, bất kể là du học sinh hay không, dễ mất tập trung, dấn đến việc học tập kém hiệu quả. 

Vậy làm thế nào để thay đổi thói quen học tập của bạn để đạt hiệu quả cao hơn? Sau đây là một số cách giúp bạn học một cách thông minh và hiệu quả hơn, thay vì là cắm đầu học 12 tiếng một ngày nhưng không đem lại kết quả gì. Hãy cùng Viện Đại học SIMI, Zug Switzerland tìm hiểu nhé!

Thay đổi tư duy khi bước chân vào môi trường đại học

Điều đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến đó chính là thay đổi tư duy. Việc học đại học không hề giống với việc học cấp ba. Một số các bạn học sinh lớp 12 khi tốt nghiệp và bước chân vào môi trường đại học không tránh khỏi việc cảm thấy lạc lỏng vì thiếu sự quan tâm đến từ các giáo viên. Đặc biệt là đối với sinh viên Việt Nam, khi các bạn đã được quan tâm quá mức, đến mức trở nên thụ động khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc đột ngổi đổi sang một môi trường mà giáo viên ít quan tâm cá nhân hơn, lớp học đông hơn, các kỳ thi đánh giá gắt gao hơn, v.v dẫn đến việc các bạn cần những tư duy và hướng tiếp cận học tập mới thì mới có thể đạt được kết quả tốt.

Việc học tập một cách chủ động là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt là trong một môi trường giáo dục nước ngoài. Các bạn sinh viên ở châu Á khi so sánh với các sinh viên của châu Âu hoặc châu Mỹ có vẻ thụ động hơn nhiều. Ở đất nước tân tiếng như Thuỵ Sĩ, thì ngay từ bé các bạn học sinh đã được khuyến khích học tập một cách chủ động để có thể tiếp nhận kiến thức một cách tốt hơn, cũng như phát triển tư duy sáng tạo và phản biện một cách tốt nhất.

Do đó, lời khuyên đầu tiên đối với những bạn sinh viên mới ra trường, đặc biệt những bạn có mong muốn được học tập trong môi trường đại học quốc tế hoặc đi du học, đó là thay đổi tư duy ngay từ bây giờ. 

Đọc không phải là học

Việc đọc đi đọc lại một văn bản mà không tích cực tìm hiểu sâu hơn không đồng nghĩa với việc bạn đang học. Hoặc giả nếu bạn tiếp thu được kiến thức đó, đó chỉ là “học vẹt”. Điều này vừa tốn thời gian, vừa không đem lại lợi ích lâu dài. 

Đọc các sách và tài liệu học tập nên được xem là bước “chuẩn bị” cần thiết trước khi bạn chính thức “học”. 

Việc tích cực phân tích và tham gia vào quá trình đọc tài liệu của bạn sẽ giúp cho bạn hiểu sâu hơn về bài giảng của giảng viên. Học tập chủ động không có nghĩa là gạch chân văn bản và học thuộc lòng, mặc dù việc làm này có thể giúp bạn ít nhiều trong việc tiếp thu kiến thức, nhưng chúng không được xem là kỹ thuật học tập tích cực. Để có thể học tập một cách chủ động và tích cực nhằm đem đến hiệu quả cao bạn có thể:

  1. Tóm tắt lại văn bản bạn đã học dùng từ ngữ của chính bạn.
  2. Tự đặt ra những câu hỏi liên quan và trả lời.
  3. Thử làm giảng viên và tự giảng lại cho mình về mớ kiến thức vừa học được.
  4. Đưa ra ví dụ thực tiễn liên quan đến bài học. 
  5. Đối với các lớp phi kỹ thuật (tiếng Anh, lịch sử, tâm lý học, v.v), hãy tìm ra “big idea” để bạn có thể giải thích nội dung bài học, đối chiếu và đánh giá. Còn đối với các lớp kỹ thuật (như công nghệ thông tin), hãy tập trung vào việc giải quyết vấn đề và giải thích các bước cũng như lý do tại sao chúng hoạt động.

Hãy hiểu về chu kỳ học tập

Chu kỳ học tập (study cycle) là một khái niệm được nghiên cứu và phát triển bởi Frank Christ, nằm chia nhỏ các phần khác nhau của việc học, giúp cho việc học tập trở nên hiệu quả hơn. Các bước trong chu kỳ học tập bao gồm: xem trước, tham gia lớp học, ôn lại, nghiên cứu và kiểm tra sự hiểu biết của bạn. Mặc dù nhìn thoáng qua thì mỗi bước đều có vẻ khá rõ ràng, nhưng học sinh thường cố gắng đi tắt và bỏ lỡ cơ hội học tập cũng như nâng cao kiến thức tốt.

Ví dụ, bạn có thể bỏ qua bước đọc bài trước khi đến lớp vì dù sao đi nữa thì giáo sư cũng sẽ trình bày cùng một nội dung trong lớp. Tuy nhiên, làm như vậy bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội quan trọng để được học ở các hình thức khác nhau (đọc và nghe) và hưởng lợi từ việc thực hành lặp lại và phân tán mà bạn sẽ nhận được từ việc đọc trước và tham gia lớp học. 

Chỉ khi hiểu được tầm quan trọng của tất cả các giai đoạn của chu trình này, bạn mới có thể đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ cơ hội học tập hiệu quả.

Phân chia thời gian học một cách hợp lý

Một trong những “chiến lược” học tập hiệu quả nhất là học cách phân chia thời gian học một cách hợp lý, điều này không có nghĩa là phải học đúng 8 tiếng một ngày, mà là sắp xếp việc học của bạn hợp lý giữa các buổi trong tuần và các tuần trong tháng. 

Một trong những cách phân chia thời gian học tốt nhất là hãy giảm thời gian học lại nhưng phải đảm bảo vài giờ ngắn ngủi mà bạn học thật sự chất lượng. Sau mỗi lớp học, hãy dành từ một đến hai, hoặc ba tiếng để ôn lại. Tổng thời gian học của bạn sẽ phải bằng hoặc ít hơn so với một buổi 8 tiếng ở trong thư viện. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tìm hiểu thông tin sâu hơn và nhớ được lâu hơn. 

Điều quan trọng là bạn sử dụng thời gian học như thế nào chứ không phải học trong bao lâu. 

Thời gian học kéo dài dẫn đến sự thiếu tập trung và do đó thiếu khả năng tiếp thu và lưu giữ thông tin.

Để dàn trải việc học trong khoảng thời gian ngắn trong vài ngày và vài tuần, bạn cần kiểm soát lịch trình của mình. Giữ một danh sách các nhiệm vụ cần hoàn thành hàng ngày sẽ giúp bạn nắm được những gì cần làm và hoàn thành chúng một cách hiệu quả nhất. Tốt nhất là hãy đặt ra ba mục tiêu quan trọng cần hoàn thành trong một ngày.

Ví dụ, bạn có thể làm một vài bài toán mỗi ngày thay vì tất cả trong một giờ trước khi đến lớp. Đối với môn lịch sử, bạn có thể dành 15-20 phút mỗi ngày để chủ động nghiên cứu các ghi chú trên lớp của mình. Thời gian học tập của bạn có thể vẫn bằng nhau, nhưng thay vì chỉ chuẩn bị cho một lớp học, bạn sẽ chuẩn bị cho tất cả các lớp học của mình trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này sẽ nâng cao khả năng tập trung và lưu giữ thông tin của bạn.

Nguồn: Viện Đại học SIMI, Zug Switzerland

Contact SIMI

Blegistrasse 7, 6340 Baar, Zug Canton, Switzerland

SIMI Swiss là viện đào tạo chương trình đại học và sau đại học tiên phong tại Zug, Thụy Sĩ. SIMI Swiss được kiểm định bởi ASIC cấp tổ chức và giấy phép đào tạo & nghiên cứu được cấp bởi Canton of Zug, Thụy Sĩ.

Accredited by ASIC
Zug Switzerland, Legal license CHE-258.080.017

Viện đại học SIMI Thụy Sĩ cung cấp học bổng lên đến 90% cho sinh viên quốc tịch Việt Nam