fbpx

Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng là gì? – Cơ hội nghề nghiệp

Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng là gì? - Cơ hội nghề nghiệp
Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng là gì? – Cơ hội nghề nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh là vô hạn. Có những ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh được biết đến nhiều hơn một số ngành khác. Logistics và chuỗi cung ứng không phải là một ngành học quá mới mẻ, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam, ngành này vẫn còn khá mơ hồ về mặt khái niệm. Kỳ thi đại học quan trọng sắp đến, Viện Đại học SIMI hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn trẻ thông tin chi tiết về ngành Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng với mong muốn giúp các bạn hiểu rõ hơn về các ngành học tiềm năng để có thể phát huy tối đa khả năng của mình, đồng thời mở rộng thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung trả lời các câu hỏi: “Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng là gì?”, “Kỹ năng cần thiết của ngành học này?”, và “Học logistics ra sẽ làm gì?”

Mời các bạn cùng xem qua nhé!

Logistics và quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị Logistics là một thành tố của quản trị chuỗi cung ứng; nó là quá trình tích hợp và duy trì (dòng chảy và lưu trữ) hàng hoá trong một tổ chức. Nói một cách khác, Quản trị logistics đề cập đến việc quản lý các nguồn lực (hàng hoá) được thu thập, lưu trữ và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Công việc quản lý sẽ liên quan đến việc xác định các nhà phân phối và cung cấp tiềm năng, đồng thời xác định tính hiệu quả và khả năng tiếp cận của họ (nhà phân phối và cung cấp). Những chuyên viên quản trị logistic được gọi là logistician.

Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng là việc điều phối và quản lý (chuyển động) các chuỗi cung ứng của một tổ chức. Nó là một khái niệm rộng hơn so với logistics. Chuỗi cung ứng là sự kết nối, hợp tác giữa các nhà cung cấp, sản xuất và doanh nghiệp, nhà bán lẻ, nhà bán buôn và nhà phân phối, và quan trọng hơn hết: người tiêu dùng. Một quá trình của chuỗi cung ứng bắt đầu khi một tổ chức nhận được đơn đặt hàng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ và kết thúc khi sản phẩm hoặc dịch vụ đó được giao thành công đến khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng là một một chuỗi bao gồm việc giám sát và chỉ đạo việc sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hoá và dịch vụ giữa điểm bắt đầu và điểm đến cuối cùng của chúng.

Các hoạt động chính trong chuỗi cung ứng và logistíc

Các hoạt động chính trong quản trị chuỗi cung ứng và logistics bao gồm:

  1. Thu mua
  2. Phân phối
  3. Kiểm soát hàng tồn kho
  4. Vận chuyển
  5. Giám sát sản xuất
  6. Quản lý vật tư
  7. Bao bì
  8. Thu mua (procurement) và mua sắm (purchasing)
  9. Phát triển sản phẩm và dịch vụ
  10. Kiểm soát chất lượng
  11. Nhận hàng
  12. TÌm nguồn cung ứng chiến lược
  13. Quản lý kho bãi

Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng chỉ tập trung vào một hoặc một số các hoạt động đề cập trên. Mặc dù vậy, bạn sẽ có lợi thế hơn hẳn khi có vốn hiểu biết cơ bản về toàn bộ hệ thống hoạt động, đặc biệt là khi bạn muốn thăng tiến nhanh trong lĩnh vực của mình.

Văn bằng về Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng sẽ đem đến lợi thế gì cho bạn?

Để có được một nền tảng kiến thức thực tế và kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu sự nghiệp quản lý chuỗi cung ứng thì tốt nhất là bạn nên đầu tư vào việc học chính thức kiến thức chuyên ngành.

Trên thực thế, với hiện tại 50,000 vị trí tuyển dụng trong ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng thì đến 79% các vị trí đều yêu cầu bằng cử nhân của ngành này (theo Burning-Glass).

Chương trình Cử nhân Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng sẽ giúp bạn có được những kiến thức nền tảng vững chắc. Thông qua đó, bạn có thể giúp tổ chức và doanh nghiệp tìm ra những cách hiệu quả để điều hướng dòng hàng hoá từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng.

Các khoá học mà bạn có thể sẽ học khi tham gia chương trình cử nhân Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Kế toán và phân tích tài chính
  • Giới thiệu về các mô hình quản lý hoạt động
  • Hành vi quản lý và tổ chức
  • Giới thiệu về Kinh tế Kinh doanh
  • Giới thiệu về Quản lý Sản xuất và Vận hành
  • Nghiên cứu và phân tích kinh doanh
  • Quản lý hệ thống thông tin
  • Nguyên tắc của chuỗi cung ứng
  • Quản lý vận chuyển và phân phối
  • Quản lý hàng tồn kho
  • V.v

Khi theo học chương trình cử nhân về Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng, bạn sẽ được cung cấp một nền tảng kiến thức rộng, rèn giũa cho bạn các kỹ năng và năng lực cần thiết để bạn có thể làm việc được ở nhiều nghề khác nhau trong lĩnh vực này.

Cơ hội nghề nghiệp khi học Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng

Bây giờ, bạn đã hiểu rõ hơn về ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng, hãy xem qua những ngành nghề liên quan đến lĩnh vực này nhé!

Purchasing agent (đại lý thu mua)

Nhiệm vụ chính của các đại lý thu mua bao gồm:

  • Thu mua các thiết bị, bộ phận hoặc dịch vụ cần thiết cho hoạt động của các cơ sở sản xuất.
  • Chuẩn bị đơn đặt hàng, gửi đề xuất giá thầu, và xem xét các yêu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ.
  • Đàm phán và quản lý hợp đồng với các nhà cung cấp và đại diện.

Operations manager (Giám đốc điều hành)

  • Chịu trách nhiệm về các hoạt động chung của một tổ chức công cộng hoặc tư nhân.
  • Chỉ đạo và điều phối các hoạt động liên quan đến sản xuất, định giá, bán hoặc phân phối sản phẩm.
  • Xem xét các dữ liệu hiệu suất để đo lường năng suất và xác định những nơi cần cắt giảm chi phí hoặc cải tiến quy trình.

Logistics analyst (nhà phân tích logistics)

  • Phân tích các quy trình trong chuỗi cung ứng để xác định hoặc đề xuất các tối ưu hoá và cải tiến.
  • Duy trì cơ sở dữ liệu và tổ chức thông tin hậu cần.
  • Cung cấp các phân tích liên tục trong các lĩnh vực như chi phí vận chuyển, mua sắm các bộ phận, đơn đặt hàng, hoặc quy trình giao hàng.

Purchasing manager (Giám đốc thu mua)

  • Lập kế hoạch và điều hướng các hoạt động của người mua, những người liên quan đến việc mua nguyên vật liệu, sản phẩm, và dịch vụ.
  • Đại diện cho công ty đàm phán hợp đồng và xây dựng chính sách với các nhà cung cấp khác nhau.
  • Phỏng vấn và thuê nhân viên, giám sát việc đào tạo và phát triển của nhân viên.

Supply chain manager (Giám đốc/quản lý chuỗi cung ứng)

  • Chỉ đạo và điều phối các quy trình trong chuỗi cung ứng để hạn chế chi phí và cải thiện độ chính xác, dịch vụ khách hàng và sự an toàn trong chuỗi. 
  • Theo dõi các dự báo và hạn ngạch để xách định các thay đổi và xác định ảnh hưởng của chúng đối với các hoạt động của chuỗi cung ứng.
  • Phát triển các thủ tục để giúp phối hợp các nỗ lực trong chuỗi cung ứng với các bộ phận khác nhau, chẳng hạn như bộ phận sales, tiếp thị, tài chính, sản xuất và đảm bảo chất lượng (QA)

Logistician

  • Phân tích và điều phối các chức năng logistics của tổn chức.
  • Phát triển và duy trì mối quan hệ tích cực với nhân sự chủ chốt bên phía khách hàng tham gia vào hoạt động logistics.
  • Đánh giá hiệu suất logistics với khách hàng, cân nhắc dựa trên các mục tiêu, điểm chuẩn và các thoả thuận dịch vụ.

Logistics manager (Giám đốc logistics) 

  • Điều phối việc lập kế hoạch và lưu kho, phân phối, dự báo, dịch vụ khách hàng và dịch vụ khách hàng của một tổ chức.
  • Quản lý nhân sự và hệ thống liên quan đến hoạt động hậu cần hàng ngày.
  • Phối hợp các bộ phận khác để tích hợp hậu cần với các hệ thống hoặc quy trình kinh doanh.

Production, planning and expediting clerk (Nhân viên sản xuất, lập kế hoạch và xúc tiến)

  • Tổ chức và xúc tiến luồng công việc và các nguyên vật liệu giữa các bộ phận của tổ chức theo tiến độ sản xuất.
  • Phân phối lịch sản xuất và lệnh công việc cho các bộ phận kahcs nhau.
  • Sắp xếp giao hàng, lắp ráp hoặc phân phối vật tư để đẩy nhanh dòng vật liệu.

Storage and distribution manager (Quản lý/Giám đốc lưu trữ và phân phối)

  • Giám sát hoạt động lưu trữ hoặc phân phối của cơ sở hoặc của một tổ chức tham gia vào việc lưu trữ hoặc phân phối nguyên liệu hoặc sản phẩm.
  • Phỏng vấn, tuyển chọn, đào tạo và giám sát nhân viên kho bãi.
  • Xây dụng và triển khai các hoạt động và các phương sách an toàn trong kho hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng và logistics có phải là một ngành nghề tiềm năng không?

Câu trả lời là RẤT có. Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng logistics và quản trị chuỗi cung ứng có thể chọn con đường sự nghiệp phù hợp với kỹ năng và sở thích của bản thân.

Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu theo đuổi con đường sự nghiệp quản trị chuỗi cung ứng và logistics thì hãy xem thêm thông tin về Chương trình Cử nhân Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng của chúng tôi.

Sau khi hoàn tất chương trình học, học viên sẽ nhận được bằng công nhận cho từng giai đoạn từ OTHM Vương Quốc Anh (kiểm định và công nhận bởi Ofqual UK) và bằng Cử nhân Bachelor of Advance Studies in Supply Chain Management từ Swiss Institute of Management and Innovation (SIMI) Thụy Sĩ.

Nguồn: Viện Đại học SIMI, Zug Switzerland

Contact SIMI

Blegistrasse 7, 6340 Baar, Zug Canton, Switzerland

SIMI Swiss là viện đào tạo chương trình đại học và sau đại học tiên phong tại Zug, Thụy Sĩ. SIMI Swiss được kiểm định bởi ASIC cấp tổ chức và giấy phép đào tạo & nghiên cứu được cấp bởi Canton of Zug, Thụy Sĩ.

Accredited by ASIC
Zug Switzerland, Legal license CHE-258.080.017

SIMI is the first higher education provider in Zug with accredited & recognized programs