fbpx

7 Lý Do Vì Sao Nên Học Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Cho Tân Sinh Viên 2021 – 2022

7 Lý Do Vì Sao Nên Học Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Cho Tân Sinh Viên 2021 - 2022
7 Lý Do Vì Sao Nên Học Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Cho Tân Sinh Viên 2021 – 2022

Trước đây Viện Đại học SIMI đã từng chia sẻ thông tin về ngành học Logistics và Quản trị Chuỗi Cung Ứng với mong muốn giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những ngành học tiềm năng nhất hiện nay. Trong bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu về ngành Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng, các kỹ năng cần thiết và cơ hội nghề nghiệp. Nếu như các tân sinh viên vẫn còn lăn tăn về ngành nghề này, thì hãy để Viện Đại học SIMI đưa ra 7 lý do để thuyết phục bạn đăng ký ngay ngành học đầy triển vọng này nhé!

Tại sao lại học Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng?

Các chuyên viên logistics là những nhân tố quan trọng trong giai đoạn sản xuất và vận chuyển sản phẩm, hay nói cách khác là trong vòng đời của sản phẩm, bao gồm phân bổ, phân phối và giao hàng, Nhu cầu về ngành logistics ngày càng tăng cao, vì vậy, nếu bạn có mong muốn tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập khá, thì đây chính là công việc dành cho bạn!

Học Quản Trị Chuỗi Cung Ứng – Nên hay không?

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa kỳ, các vị trí tuyển dụng cho ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng dự kiến sẽ tăng 30% trong 10 năm tới, nhanh hơn nhiều so với mức trung bình dành cho tất cả các ngành nghề.

 

Có rất nhiều vị trí cần tuyển dụng cho ngành này, vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ luôn có những cơ hội làm việc hấp dẫn. Chẳng hạn như những vị trí trong các công ty sản xuất, nơi mà cần các chuyên viên/quản lý chuỗi cung ứng giám sát việc sản xuất và giao hàng, để đảm bảo mọi thứ có thể hoạt động một cách trơn tru nhất. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp cũng có thể đảm nhiệm các chức vụ như người mua hàng (buyer) hoặc làm các quản lý thu mua tại các chuỗi siêu thị lớn.

7 lý do để theo học ngành Logistics và Quản trị Chuỗi Cung ứng

1. Tăng trưởng việc làm

Logistics là một ngành nghề có tỉ lệ mở rộng và phát triển nhanh chóng, ngay cả trong thời kỳ suy thoái. Giờ đây, logistics và quản lý chuỗi cung ứng còn trở nên đầy hứa hẹn hơn khi Cục Thống kê Lao động đã dự đoán về mức tăng trưởng việc làm của nó tăng lên tầm 7% từ năm 2016 đến 2026.

2. Rào cản gia nhập tương đối thấp

Logistics cung cấp cho các chuyên viên cơ hội việc làm hấp dẫn mà không cần bằng cấp quá cao. Mặc dù có một số vị trí cần có bằng cấp giáo dục sau đại học hoặc các hình thức đào tạo nâng cao khác, hầu hết các nhân viên làm việc trong ngành logistíc và quán trị chuỗi cung ứng có thể tìm được việc làm nếu họ có bằng cử nhân. 

 

Một số ít công việc có sẵn cho những người chỉ sở hữu tấm bằng bằng cao đẳng, nhưng nhìn chung, những chuyên viên logistics có nguyện vọng được khuyên nên theo đuổi bốn năm giáo dục sau trung học.

3. Lương cao

Tính đến tháng 5 năm 2017, mức lương trung bình hàng năm cho một chuyên viên logistic ở Hoa Kỳ là 74.590 đô la, hoặc khoảng 35,86 đô la mỗi giờ. Theo Cục Thống kê Lao động, trong đó có 10 phần trăm kiếm được ít hơn 44.820 đô la và 10 phần trăm kiếm được hơn 120,000 đô la.

4. Cơ hội phát triển và thăng tiến

Mặc dù bằng cấp cao như thạc sỹ và tiến sĩ có thể không cần để đạt được thành công trong ngành logistucs, việc sở hữu một tấm bằng học thuật cao sẽ giúp cho bạn có cơ hội thăng tiếng và phát triển cao hơn. Hiện nay đang có rất nhiều công việc quản lý cần trình độ học thuật cao, nhưng chúng lại đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm và học vấn. Vì vậy, tham gia vào các chương trình học ngành Logistics và Quản trị Chuỗi Cung Ứng là vô cùng cần thiết.

5. Cơ hội thực tập dồi dào

Mặc dù logistics là một ngành nghề đang phát triển nhanh chóng, nhiều học sinh sinh viên năm tư hoặc vừa tốt nghiệp đã có không ít băn khoăn về việc tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, khi tham gia vào ngành học Logistics và Quản trị chuỗi cung ứng, các sinh viên mới tốt nghiệp không cần quá lo lắng. Do độ “hot” của ngành học như hiện tại, có rất nhiều công ty sẵn sàng chi trả kể cả cho thực tập sinh, nhằm tạo điều kiện cho các thực tập sinh có thể thành công sau khi hoàn thành chương trình.

6. Phát triển các kỹ năng có thể chuyển giao

Những kỹ năng có thể chuyển giao nghĩa là những kỹ năng giúp bạn có thể linh động làm những công việc và ngành nghề khác nhau. Những kỹ năng đó có thể bao gồm: dự đoán, tối ưu hoá quy trình làm việc, quản lý và lập kế hoạch tài chính.

7. Sự hài lòng về nghề nghiệp

Mặc dù việc làm ổn định và mức lương cao đã điều thu hút rất nhiều cá nhân tìm kiếm cơ hội trong ngành quản lý chuỗi cung ứng, những chuyên viên đã làm trong ngành còn chia sẻ, một trong những lý do khiến họ tiếp tục làm là sự “thoã mãn về nghề nghiệp” mà nó mang lại.

Trong một bài báo cáo năm 2017 do Hiệp hội Nghiên cứu Quản lý Chuỗi Cung ứng APICS biên soạn, thế hệ millennials đã đánh giá, ngành quản lý chuỗi cung ứng và logistics có đầy đủ tiềm năng và triển vọng cho họ phát triển. Những nhân viên, chuyên viên được khảo sát đã cho thấy họ tin vào khả năng của họ cũng như những cơ hội tăng trưởng cá nhân mà chính ngành nghề này đem lại.

Nguồn: Viện Đại Học SIMI, Zug Switzerland

Contact SIMI

Blegistrasse 7, 6340 Baar, Zug Canton, Switzerland

SIMI Swiss là viện đào tạo chương trình đại học và sau đại học tiên phong tại Zug, Thụy Sĩ. SIMI Swiss được kiểm định bởi ASIC cấp tổ chức và giấy phép đào tạo & nghiên cứu được cấp bởi Canton of Zug, Thụy Sĩ.

Accredited by ASIC
Zug Switzerland, Legal license CHE-258.080.017

Viện đại học SIMI Thụy Sĩ cung cấp học bổng lên đến 90% cho sinh viên quốc tịch Việt Nam