fbpx

Chuyện gì sẽ xảy ra với giáo dục thế giới sau đại dịch Covid?

Xin chào anh chị và các bạn,

Đại dịch Covid đúng là thảm họa và nó vẫn đang là thảm họa tại nhiều quốc gia. Hôm nay 24/4/2021, thế giới chứng kiến những kỷ lục về số bệnh nhân mắc bệnh và số tử vong từ Ấn Độ, Hoa Kỳ và Châu Âu và những con số khủng khiếp này vẫn không ngừng gia tăng dù thế giới đã bắt đầu có vaccine.

Đại dịch ảnh hưởng đến tất cả và tất nhiên giáo dục đã và đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Bức tranh về giáo dục thế giới vẫn còn tiếp tục phức tạp khó lường và các dự đoán về một nền giáo dục hậu Covid là đề tài “nóng” trong các hội thảo quốc tế.

Vậy giáo dục sẽ ra sao sau đại dịch, học viên sẽ chuẩn bị những gì để đương đầu với những thay đổi khủng khiếp và các tác động đặc biệt khó lường của thế giới sau đại dịch?

Giáo dục trực tuyến được công nhận rộng rãi

Thạc Sĩ Quản Trị Rủi Ro Là Gì? - Ai Nên Theo Học Bằng Cấp Này?
Giáo dục trực tuyến được công nhận là mô hình đào tạo hiệu quả

Chúng ta đã và đang chứng kiến sự phát triển như thế nào của đào tạo và giáo dục trực tuyến và tác động của nó trong đại dịch. Các chính phủ bảo thủ với giáo dục trực tuyến đã bắt đầu công nhận mô hình đào tạo này. “Learn from Home” đã không còn xa lạ và khuynh hướng này sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Cùng với sự công nhận của các chính phủ về chương trình đào tạo trực tuyến, ranh giới giữa các chương trình đào tạo trực tuyến và các chương trình đào tạo truyền thống được xóa nhòa. Những đánh giá không tốt về đào tạo trực tuyến đã không còn mà thay vào đó là những khuyến khích, công nhận, xem đào tạo trực tuyến là cứu cánh, là công cụ giáo dục trong khi xã hội phải cách ly vì đại dịch.

Trong bối cảnh này, người học đặc biệt có lợi. Học viên dễ dàng tiếp cận nhiều chương trình đẳng cấp mà không cần phải du học toàn thời gian. Đặc biệt với những quốc gia có nền giáo dục hàng đầu, nhưng cũng không kém đắt đỏ như Thụy Sĩ và Anh Quốc, các trường tại các quốc gia này đã bắt đầu bớt bảo thủ khi triển khai các chương trình đào tạo trực tuyến với chi phí hợp lý, nhiều trợ phí và học bổng hơn để tiếp cận sinh viên quốc tế.

Đào tạo sẽ được phát triển ưu tiên đầu tư tại các quốc gia

Khi thế giới có đến hàng triệu người đã ra đi, gánh nặng nhân lực cho hồi phục kinh tế sẽ đè nặng lên các chính phủ, đặc biệt các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề như Hoa Kỳ, Châu Âu. Trong đại dịch, chúng ta đã thấy ngành y tế vật lộn với sự thiếu hụt của các điều dưỡng có tay nghề, các nhân viên chăm sóc y tếnhư thế nào thì các ngành khác cũng sẽ gặp tình trạng tương tự.

Thế giới sau đại dịch sẽ chứng kiến sự bùng nổ về đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề và đào tạo chuyên gia. Mục tiêu của đào tạo sau đại dịch là đào tạo các nhân sự có thể làm việc ngay hoặc đào tạo để một nhân viên có thể làm cùng úc nhiều công việc và trang bị các kiến thức, kỹ năng, lĩnh vực mới trong bối cảnh có quá nhiều nhân viên có tay nghề và chuyên gia đã mất vì Covid.

Dịch chuyển lao động sẽ là cơn sóng lớn.

Làm việc trong môi trường đa quốc gia và dịch chuyển lao động là cơ hội và thách thức cho người lao động

Khi các quốc gia bị ảnh hưởng không đồng đều bởi đại dịch thì việc thiếu hụt lao động cũng sẽ không đồng đều giữa các quốc gia. Nhân lực trong thời đại hậu covid sẽ là nhân lực trong bối cảnh dịch chuyển lao động (mobility) và các cơ sở đào tạo, các trường, đại học và các Viện cũng sẽ phải điều chỉnh chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu này.

Với những nhân sự được trang bị kiến thức, kỹ năng để thích ứng làm việc trong môi trường lao động toàn cầu và có thể làm việc tại nhiều quốc gia, những nhân sự này có cơ hội đặc biệt lớn không chỉ là mức thu nhập, môi trường làm việc mà còn có điều kiện để định cư tại quốc gia mà mình yêu thích.

Liên quan đến dịch chuyển lao động và đào tạo chuẩn bị cho dịch chuyển lao động sẽ được Viện đại học SIMI Thụy Sĩ để cập trong một bài viết khác chi tiết hơn.

Hệ thống công nhận văn bằng sẽ công bằng và minh bạch thông qua khung năng lực quốc gia NQF

Khung năng lực quốc gia (National Qualification Framework) là cứu cánh cho công nhận văn bằng

Cùng với dịch chuyển lao động, việc đảm bảo văn bằng của quốc gia mình được các quốc gia khác công nhận cũng là một áp lực, đồng thời các chính phủ cũng phải minh bạch trong việc công nhận văn bằng của quốc gia khác khi người lao động sử dụng văn bằng này tại quốc gia của mình.

Với quá nhiều hệ thống giáo dục khác nhau và làm sao để nhận biết chương trình chất lượng, tính tương đương so với văn bằng tại quốc gia tiếp nhận là một quy trình khó khăn. Trong vòng 10 năm trở lai đây, các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến đã bắt đầu phát triển hệ thống khung năng lực quốc gia (National Qualification Framework) và hệ thống này đang phát huy hiệu quả trong việc đánh giá tính tương thích, tương ứng, tính tương đương của các hệ thống giáo dục khác nhau.

Ví dụ tại Anh Quốc, từ năm 2015 bắt đầu áp dụng khung năng lực quốc gia RQF (Regulated Qualification Framework) thay thế cho khung QCF (Qualifications and Credit Framework) đã lỗi thời cũng như cho phép RQF bao trùm cả khung năng lực đại học FHEQ (Framework for Higher Education Qualifications) đã giúp các hệ thống giáo dục tại Anh Quốc đồng nhất và tương thích tuyệt đối với khung năng lực Châu Âu EQF (European Qualifications Framework). Với hệ thống RQF, dù Anh Quốc đã Brexit vẫn không ảnh hưởng đến tính công nhận văn bằng của Anh Quốc khi làm việc tại Châu Âu.

Tại Úc cũng đã áp dụng khung năng lực Úc Châu AQF (Australian Qualifications Framework) và khung năng lực AQF cũng tương thích hoàn toàn với khung năng lực Châu Âu EQF giúp việc công nhận văn bằng của Úc tại Châu Âu và ngược lại được rõ ràng và dễ dàng. Vấn đề này cũng tương tự với Châu Phi với khung năng lực tham chiếu chung Châu Phi ACQF (African Continental Qualifications Framework).

Áp dụng chậm nhất thế giới là khối ASEAN với khung năng lực AQRF (ASEAN Qualifications Reference Framework). Do tính tương thích hoàn toàn với khung năng lực Châu Âu (EQF) và các khung năng lực khác, hệ thống AQFR đã giúp văn bằng của các quốc gia thuộc ASEAN được công nhận toàn cầu. Tuy nhiên việc áp dụng vẫn chưa đồng bộ và Việt Nam là quốc gia duy nhất tại ASEAN chưa áp dụng toàn diện khung năng lực AQRF này (ASEAN, 2020) trong khi Lào đã bắt đầu có các báo cáo áp dụng đầu tiên từ 2019 (ASEAN report, 23 May 2019).

Trong bối cảnh này, nếu sinh viên được tham gia và nhận văn bằng tương thích với khung năng lực quốc gia như Anh Quốc (RQF), Châu Âu (EQF), Châu Úc (AQF), Châu Phi (ACQF) và ASEAN (ARQF) sẽ có nhiều lợi thế trong quá trình làm việc tại nước ngoài sau đại dịch.

Sau đại dịch sẽ có rất nhiều thay đổi trong giáo dục thế giới. Việc chuẩn bị cho bản thân những điều kiện cần thiết để thích ứng với bối cảnh mới là đặc biệt quan trọng giúp người học đạt hiệu quả tối đa. Với những thông tin ở trên, Viện đại học SIMI Thụy Sĩ chúng tôi mong rằng người học sẽ có góc nhìn toàn cảnh hơn trước khi có những quyết định đúng đắn khi đầu tư vào việc học.

Nguồn: Viện đại học SIMI Thụy Sĩ.

Contact SIMI

Blegistrasse 7, 6340 Baar, Zug Canton, Switzerland

SIMI Swiss là viện đào tạo chương trình đại học và sau đại học tiên phong tại Zug, Thụy Sĩ. SIMI Swiss được kiểm định bởi ASIC cấp tổ chức và giấy phép đào tạo & nghiên cứu được cấp bởi Canton of Zug, Thụy Sĩ.

Accredited by ASIC
Zug Switzerland, Legal license CHE-258.080.017

Viện đại học SIMI Thụy Sĩ là Viện cung cấp chương trình đại học và sau đại học đầu tiên tại Zug