fbpx

Khung năng lực tham chiếu ASEAN (ASEAN Qualifications Reference Framework)

Xin chào anh chị và các bạn,

Vào năm 2014, khung năng lực tham chiếu ASEAN ra đời là một bước ngoặt quan trọng giúp hệ thống văn bằng giữa các quốc gia ASEAN được hiểu, dễ dàng công nhận lẫn nhau, cũng như văn bằng của các quốc gia thuộc ASEAN được công nhận quốc tế trong bối cảnh dịch chuyển lao động diễn ra mạnh mẽ toàn cầu.

Mặc dù SIMI là viện đại học của Thụy Sĩ, chương trình của SIMI đến từ Thụy Sĩ và Vương Quốc Anh, áp dụng, tuân thủ và được công nhận theo khung năng lực Châu Âu EQF và khung năng lực quốc gia Anh Quốc RQF, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của học viên Châu Á, chúng tôi viết bài viết này nhằm giúp học viên Châu Á hiểu hơn về giá trị của văn bằng từ chương trình của SIMI khi sang làm việc tại các quốc gia thuộc ASEAN.

Lịch sử hình thành và phát triển của khung năng lực tham chiếu ASEAN

Khung năng lực tham chiếu ASEAN (AQRF) được phát triển vào năm 2014 với sự đồng thuận chính thức bởi các bộ trưởng Bộ công thương, Bộ lao động và phát triển nhân lực, Bộ giáo dục cũng như các đơn vị phụ trách về văn bằng liên quan của các quốc gia ASEAN.

Các quốc gia tham gia:

  • Brunei Darussalam
  • Cambodia
  • Indonesia
  • Lao PDR
  • Malaysia
  • Myanmar
  • Philippines
  • Singapore
  • Thailand
  • Viet Nam

Mục tiêu của khung năng lực tham chiếu ASEAN

Khung năng lực tham chiếu ASEAN (ASEAN Qualifications Reference Framework) là một khung năng lực tham chiếu khu vực (Regional common reference framework) được hình thành với mục tiêu thiết lập bộ công cụ phục vụ cho việc so sánh văn bằng giữa các quốc gia trong khu vực Asean (AMS – ASEAN Member States). Đồng thời khung năng lực tham chiếu ASEAN cũng góp phần thúc đẩy quá trình công nhận văn bằng lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN, giữa các quốc gia ASEAN với khu vực  khác và thúc đẩy quá trình học tập suốt đời.

Khi các quốc gia hoàn tất quá trình tham gia khung năng lực tham chiếu chung ASEAN, hệ thống khung năng lực tham chiếu ASEAN sẽ giúp:

  • Hỗ trợ quá trình công nhận văn bằng lẫn nhau giữa các quốc gia
  • Khuyến khích phát triển khung năng lực hỗ trợ quá trình học tập suốt đời
  • Khuyến khích các quốc gia công nhận quá trình đào tạo phi truyền thống (outside formal education)
  • Phát triển và khuyến khích việc dạy và học liên thông giữa nhiều quốc gia với nhiều mô hình đào tạo khác nhau được công nhận
  • Khuyến khích quá trình dịch chuyển lao động (mobility)
  • Giúp các hệ thống giáo dục có thể hiểu nhau
  • Phát triển các hệ thống giáo dục đại học

Nhằm tối ưu việc công nhận văn bằng giữa các quốc gia, khung năng lực tham chiếu ASEAN cũng liên kết với khung năng lực quốc gia (NQF – National Qualification Framework) của các quốc gia thành viên ASEAN (AMS – ASEAN Member States) và các hệ thống khung năng lực khu vực khác (Regional Qualification Framework) nhằm hình thành cơ chế(1) công nhận văn bằng giữa các quốc gia ASEAN và (2) công nhận văn bằng của các quốc gia ASEAN với các hệ thống giáo dục khác theo tính tương thích của khung năng lực tham chiếu ASEAN với các Khung năng lực khu vực khác.

Cấu trúc của khung năng lực tham chiếu ASEAN

Khung năng lực tham chiếu ASEAN được hình thành tham khảo khung năng lực Châu Âu EQF (European Qualification Framework) và có cấu trúc tương tự. Khung năng lực tham chiếu ASEAN gồm 8 bậc (Level) với chi tiết như sau:

AQRF gồm 8 bậc tương tự như khung năng lực Châu Âu EQF. Nguồn: AQRF, 2015

Cách vận hành của khung năng lực tham chiếu ASEAN:

Khung năng lực tham chiếu ASEAN là một công cụ trung gian giúp văn bằng, năng lực đào tạo giữa các quốc gia khác nhau khi tham gia vào ARQF có thể dễ dàng hiểu và công nhận tương đương.

AQRF được sử dụng như một công cụ tham chiếu để xác định tính tương ứng của các hệ thống giáo dục khác nhau

Tính tương thích của khung năng lực tham chiếu ASEAN với các khung năng lực khu vực khác

Khung năng lực tham chiếu chung ASEAN là khung năng lực khu vực. Mục tiêu của AQRF không chỉ giúp các quốc gia thuộc ASEAN có thể hiểu hệ thống giáo dục và công nhận văn bằng lẫn nhau mà còn một mục tiêu quan trọng khác là xây dựng tính liên kết và tương ứng (equivalent) giữa khung năng lực tham chiếu chung ASEAN với các hệ thống khung năng lực khu vực khác để giúp văn bằng của các quốc gia tham gia AQRF có thể dễ dàng công nhận tại các quốc gia ngoài khu vực ASEAN.

Ngay từ khi xây dựng, khung năng lực tham chiếu ASEAN AQRF đã kế thừa và phát triển dựa trên nền tảng của khung năng lực Châu Âu EQF nên việc xác định tính tương thích giữa văn bằng của các thành viên ASEAN với các hệ thống giáo dục khác hoàn toàn có thể căn cứ vào tiêu chuẩn của khung năng lực Châu Âu EQF.

Các khung năng lực khu vực hiện tại trên thế giới bao gồm:

  • Khung năng lực chung Châu Âu (EQF – European Qualifications Framework)
  • Khung năng lực Châu Úc (AQF – Australian Qualifications Framework)
  • Khung năng lực tham chiếu chung Châu Phi (African Continental Qualification Framework)

Nguyên tắc công nhận văn bằng giữa các quốc gia

Cũng như tất cả các khung năng lực khu vực, khung năng lực tham chiếu chung ASEAN áp dụng nguyên tắc công nhận văn bằng tương đương với chi tiết:

  • Tính hợp luật trong đào tạo và cấp văn bằng: Tổ chức cấp văn bằng phải được quyền cấp văn bằng. Tùy thuộc vào từng quốc gia có luật lệ riêng, một số quốc gia cần những loại giấy phép riêng hoặc không nhưng điều kiện quan trọng là tổ chức cấp bằng phải hợp luật khi tổ chức đào tạo và cấp văn bằng.
  • Văn bằng phải được xếp hạng đúng bậc (Level) tương ứng theo từng hệ thống giáo dục của từng quốc gia
  • Số lượng tin chỉ tương ứng hoặc hơn
  • Các yếu tố khác: bên cạnh những yếu tố căn bản trên, việc công nhận tương đương văn bằng sẽ dễ dàng thực hiện nếu tổ chức đào tạo và cấp văn bằng được kiểm định từ các tổ chức kiểm định uy tín.

Việt Nam tham gia sâu vào khung năng lực tham chiếu ASEAN

Việt Nam là một trong các quốc gia tham gia vào khung năng lực tham chiếu ASEAN AQRF và được cụ thể hóa thông qua quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành khung năng lực quốc gia Việt Nam VQF (Vietnamese Qualifications Framework). 

Khung năng lực Việt Nam tương thích hoàn toàn với khung năng lực ASEAN AQRF và khung năng lực Châu Âu EQF bao gồm 8 bậc (Level) với chi tiết:

  • Bậc 1 – Sơ cấp I;
  • Bậc 2 – Sơ cấp II,
  • Bậc 3 – Sơ cấp III,
  • Bậc 4 – Trung cấp;
  • Bậc 5 – Cao đẳng;
  • Bậc 6 – Đại học;
  • Bậc 7 – Thạc sĩ;
  • Bậc 8 – Tiến sĩ.

Khung năng lực quốc gia Việt Nam sẽ là cơ sở quan trọng giúp giáo dục và văn bằng của Việt Nam hội nhập khi tham gia vào thị trường học thuật và lao động quốc tế. Chi tiết về quá trình tham gia vào AQRF của Việt Nam cũng như hệ thống khung năng lực Việt Nam VQF sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong những bài viết sau.

Tóm lại, khung năng lực tham chiếu ASEAN là công cụ quan trọng thúc đẩy quá trình công nhận văn bằng lẫn nhau giữa các nước ASEAN, công nhận lẫn nhau về văn bằng giữa các nước ASEAN với hệ hống giáo dục khác thông qua tính tương ứng giữa AQRF với các hệ thống khung năng lực khu vực (EQF, AQF, ACQF…). Việc thấu hiểu và áp dụng khung năng lực quốc gia, khung năng lực tham chiếu châu Á và tính tương quan giữa các hệ thống khung năng lực vùng sẽ giúp học viên hiểu hơn về tính công nhận của văn bằng (mà mình có được) khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế.

Nguồn: Viện MBA – đại diện độc quyền của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ.

Contact SIMI

Blegistrasse 7, 6340 Baar, Zug Canton, Switzerland

SIMI Swiss là viện đào tạo chương trình đại học và sau đại học tiên phong tại Zug, Thụy Sĩ. SIMI Swiss được kiểm định bởi ASIC cấp tổ chức và giấy phép đào tạo & nghiên cứu được cấp bởi Canton of Zug, Thụy Sĩ.

Accredited by ASIC
Zug Switzerland, Legal license CHE-258.080.017

Viện đại học SIMI Thụy Sĩ cung cấp học bổng lên đến 90% cho sinh viên quốc tịch Việt Nam