fbpx

Một Số phép xã giao cần biết khi đến Thuỵ Sĩ du học dành cho sinh viên Việt Nam

Một Số Lề Thói Cần Biết Khi Đến Thuỵ Sĩ Du Học Dành Cho Sinh Viên Việt Nam
Một số thói quen giao tiếp cần biết khi sang Thụy Sĩ du học cho sinh viên Việt Nam

Bất kể là đến Thuỵ Sĩ du học, hay là ở bất cứ nơi đâu, thì việc làm quen với một lối sống mới và kết bạn sẽ tốn của bạn kha khá thời gian. Nhưng một khi đã đến Thuỵ Sĩ du học và đã hoà nhập vào cộng đồng địa phương, thì một điều chắc chắn bạn sẽ nhận thấy tình bạn xây dựng được ở đây là chân chính và lâu dài. Do đó, không có ít người đến đây sinh sống và học tập không hề có ý định rời đi.

Mỗi quốc gia đều có những phong tục tập quán và truyền thống riêng. Để giúp bạn không bị sốc văn hoá và có thể hoà nhập vào đời sống Thuỵ Sĩ tốt nhất, theo đây là một số quy tắc về phép xã giao và các khía cạnh quan trọng trong lối sống của người Thuỵ Sĩ.

  1. Khi gặp một ai đó mới, bạn nên bắt tay họ thay vì chỉ nói “xin chào”. Nếu họ là bạn bè hoặc người thân, hãy hôn lên má họ ba lần theo thứ tự: má phải, trái, rồi lại phải! Và khi bạn rời đi, đừng quên lại bắt tay và hôn họ nhé!
  2. Khi gọi điện cho một ai đó hoặc trả lời điện thoại, hãy nói tên của mình ngay từ đầu cuộc trò chuyện thay vì là “a lô”.
  3. Nếu như ngay từ đầu họ không nói rằng bạn có thể gọi họ bằng tên (first name), thì đừng xưng hô với họ như vậy. Hãy gọi họ bằng họ (last name). Ngoài ra, đừng sử dụng lối nói thân mật, vì nếu như bạn không thật sự thân thiết với họ, gọi người Thuỵ Sĩ bằng “du” (trong tiếng Đức), có thể bị xem là bất lịch sự và khiến họ cảm thấy không thoải mái.
  4. Khi mới dọn đến, hãy là người giới thiệu bản thân với hàng xóm. Đối với một số người Việt chúng ta, việc gõ cửa giới thiệu sẽ hơi kỳ lạ, nhưng ở Thuỵ Sĩ, nếu bạn không làm vậy, họ sẽ nghĩ rằng bạn không muốn gặp họ!
  5. Người Thụy Sĩ rất đúng giờ – một phút chênh lệch so với thời gian đã định được coi là trễ!
  6. Người Thụy Sĩ cũng rất nghiêm khắc trong một căn hộ, việc bật đài radio hoặc TV quá lớn sau 10 giờ tối là một điều cấm kỵ. Nếu bạn có một khu vườn, bạn không nên sử dụng máy cắt cỏ bằng điện vào chủ nhật và ngày lễ. Đối với điện thoại, bạn không nên gọi trước 8 giờ sáng hoặc sau 9 giờ tối, trừ khi bạn gọi cho gia đình và bạn bè thân thiết.
  7. Kỷ luật được coi là rất quan trọng – cả kỷ luật tự giác và tôn trọng quyền riêng tư của người khác là điều cần thiết. Khi bạn thuê một căn hộ, bạn sẽ nhận được một danh sách các quy định giải thích các quyền và nghĩa vụ của bạn. Đôi khi, điều này được dán ở sảnh vào của tòa nhà.
  8. Nếu bạn nuôi một chó, bạn phải dọn dẹp khi thú cưng của bạn “giải quyết” ở các khu vực công cộng như trong công viên. Bạn có thể sử dụng các túi nhựa có sẵn từ các thùng màu xanh lá cây.
  9. Việc vứt rác bừa bãi bị nghiêm cấm. Đây chính là lý do giải thích cho danh tiếng của Thuỵ Sĩ về sự sạch đẹp.
  10. Khi bạn muốn mời ai đó qua nhà chơi, thì gọi điện cho họ là một lẽ thông thường, nhưng với những dịp trang trọng (như thôi nôi, đầy tháng, sinh nhật), thì bạn phải gửi thư đến cho họ ít nhất là trước mười ngày. Việc ghé lắm mà không được mời hoặc báo trước thường bị xem là không lịch sự. Thông thường, một lời cảm ơn hoặc một cuộc gọi điện thoại sau khi nhận được quà hoặc lời mời là cần thiết.
  11. Nếu bạn tổ chức tiệc muộn, thì bạn phải thông báo đến các người hàng xóm hoặc mời họ đến tham dự.
  12. Khi được mời đến nhà ai đó đó, nếu có khả năng bạn không tham gia được hoặc đi muộn thì phải thông báo cho chủ nhà.
  13. Người Thuỵ Sĩ rất thân thiện, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ được mời vào nhà của họ. Nếu bạn muốn thân thiết với người dân ở đây, hãy gắn kết với họ thông qua thể thao hoặc âm nhạc.
  14. Tiền boa trong nhà hàng, taxi và tiệm làm tóc không phải là bắt buộc, vì nó đã được bao gồm trong phí dịch vụ. Tuy nhiên, bạn nên làm tròn số tiền đó.
  15. Nếu như dịch vụ ở một nhà hàng hay khách sạn nào đó rất tốt, hãy đưa ra một khoản tiền boa thích hợp, thông thường sẽ từ 5 đến 10% tổng hoá đơn.
  16. Ở Thuỵ Sĩ, bạn không được phép hút thuốc trong rạp chiếu phim và rạp hát, phòng chờ của bác sĩ và nha sĩ, khu vực bệnh viện, tất cả các tòa nhà công cộng và trên xe buýt, xe lửa và cũng như nhà hàng.
  17. Để tính chênh lệch múi giờ, Thuỵ Sĩ có cùng múi giờ với phần lớn các nước ở châu Âu, đặc biệt là Trung Âu. Tuy nhiên, vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng ba, là thời điểm mà “Quy ước giờ mùa hè” (hay còn được gọi là chiến dịch “Tiết kiệm ánh sáng ban ngày”) bắt đầu, bạn phải đặt đồng hồ sớm hơn 1 tiếng so với thời gian tiêu chuẩn. Thời gian sẽ trở lại như bình thường vào chủ nhật cuối cùng của tháng 10.
  18. Mặc dù luật pháp không yêu cầu phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy phép cư trú, nhưng bạn nên mang theo một số giấy tờ tùy thân trong trường hợp là người cư trú.
  19. Nếu bạn bị mất một thứ gì và có người trả lại, thông thường người tìm được sẽ được thưởng một khoảng nhỏ. Một món đồ bị mất có thể được gửi lại ở ga tàu hoặc đồn cảnh sát và khi bạn yêu cầu lấy lại nó, bạn sẽ phải trả một khoản phí tìm thấy lên đến 10% giá trị của món đồ đó.
  20. Giáng sinh ở Thụy Sĩ chắc chắn là một dịp lễ dành cho gia đình. Vào đêm Giáng sinh, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều sẽ phải trang trí cây thông noel. Người Thuỵ Sĩ sẽ thường trao quà cho nhau và cùng thưởng thức một bữa tối truyền thống.
  21. Đêm giao thừa là một dịp lễ hội chủ yếu diễn ra vào ngày đầu năm mới và trong khoảng năm ngày tiếp theo. Theo thông lệ, mọi người thường chúc Tết cho nhau bằng ít nhất một cái bắt tay nồng nhiệt. Người giúp việc nhà, người đưa thư và những nhân viên phục vụ khác thường sẽ được nhận quà hoặc một phong bì.
  22. Nếu bạn đang ở trong một bữa tiệc và đồ uống có cồn được phục vụ, hãy cụng ly với mọi người và nói “Cheers” hoặc “Prosit” trước khi nhấp ngụm rượu hoặc bia đầu tiên.
  23. Và một điều quan trọng nữa chính là hãy học ngôn ngữ địa phương, ngay cả khi nhiều người dân Thuỵ Sĩ đều nói tiếng Anh và các ngoại ngữ khác. Nhưng việc hiểu một trong bốn tiếng chính của Thuỵ Sĩ sẽ giúp cho bạn có một cuộc sống dễ dàng hơn.

Nguồn: Viện Đại học SIMI, Zug Switzerland

Contact SIMI

Blegistrasse 7, 6340 Baar, Zug Canton, Switzerland

SIMI Swiss là viện đào tạo chương trình đại học và sau đại học tiên phong tại Zug, Thụy Sĩ. SIMI Swiss được kiểm định bởi ASIC cấp tổ chức và giấy phép đào tạo & nghiên cứu được cấp bởi Canton of Zug, Thụy Sĩ.

Accredited by ASIC
Zug Switzerland, Legal license CHE-258.080.017

Viện đại học SIMI Thụy Sĩ cung cấp học bổng lên đến 90% cho sinh viên quốc tịch Việt Nam