fbpx

Quy trình Bologna giúp văn bằng Thụy Sĩ được xem xét công nhận tại 48 quốc gia

Xin chào anh chị và các bạn,

Là quốc gia hàng đầu về giáo dục cấp cao và cũng là một trong những quốc gia tham gia vào tiến trình hội nhập giáo dục toàn cầu, Thụy Sĩ dù không phải quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu vẫn tham gia và ký kết nhiều hiệp ước liên quan đến giáo dục nhằm tạo điều kiện và yêu cầu để các cơ sở giáo dục Thụy Sĩ nâng cao chất lượng cũng như đảm bảo văn bằng từ các cơ sở giáo dục của Thụy Sĩ đạt tiêu chuẩn cao nhất, có tính tương đồng, có thể nhận biết và có thể xem xét công nhận tương đương.

Quy trình Bologna (Bologna Process) là một trong những hiệp ước quan trọng được hình thành bởi European Higher Education Area (EHEA) dựa vào công ước Lisbon (Lisbon Recognition Conventionvới mục tiêu đảm bảo tính có thể so sánh (comparable), tính tương thích (compatible) và tính nhất quán (coherent) trong giáo dục đại học tại Châu Âu, tạo điều kiện để văn bằng tại các quốc gia tham gia được tự động công nhận (automation recognition) khi làm việc, học tập hoặc sử dụng văn bằng tại các quốc gia thành viên.

Các quốc gia tham gia quy trình Bologna cam kết những gì?

Là một phần yêu cầu bắt buộc và là điều kiện cần để các quốc gia tham gia, được hưởng lợi từ quy trình Bologna, các quốc gia tham gia quy trình Bologna phải cam kết:

  • Hình thành hệ thống giáo dục đại học với 3 chu kỳ (three-cycle higher education system) với chu kỳ 1 (1st cycle) là đại học, chu kỳ 2 (2nd cycle) là Thạc sĩ và chu kỳ 3 (3rd cycle) là Tiến sĩ.
  • Đảm bảo việc công nhận lẫn nhau về văn bằng và quá trình học tập khi sử dụng văn bằng và kết quả đào tạo từ một quốc gia sang một quốc gia khác để làm việc và học tập.
  • Hình thành hệ thống kiểm định chất lượng nhằm đảm bảo và gia tăng chất lượng của việc dạy và học.

Học viên được lợi gì từ quy trình Bologna?

Để tối ưu hóa quá trình công nhận văn bằng và đồng nhất giáo dục giữa các quốc gia, EHEA đã hình thành hàng loạt các công cụ quan trọng:

Với các công cụ này, học viên khi tham gia chương trình tại quốc gia có tham gia quy trình Bologna và công ước Lisbon sẽ được các lợi ích:

  • Chương trình đào tạo được đảm bảo chất lượng cơ bản nhờ vào hướng dẫn đảm bảo chất lượng Châu Âu.
  • Văn bằng được bổ sung “Phụ lục văn bằng” với mô tả rõ ràng chi tiết về quá trình đào tạo, tín chỉ ECTS, cấp độ đào tạo và khả năng công nhận tương đương (nhờ vào Diploma Supplement)
  • Quá trình đào tạo được công nhận và có thể quy đổi thành số tín chỉ ECTS tương ứng (nhờ vào hệ thống ECTS)
  • Cấp độ và trình độ đào tạo được công nhận tương ứng tại các quốc gia theo khung năng lực Châu Âu EQF. (8 bậc – Level với Level 6 là cử nhân, Level 7 là Thạc sĩ và Level 8 là Tiến sĩ. (Nhờ vào ệ thống khung năng lực Châu Âu EQF.

Quá trình công nhận văn bằng hướng đến tự động hoàn toàn:

Vào tháng 10 năm 2018, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất, khuyến khích và được sự đồng thuận của các thành viên về quá trình tự động công nhận lẫn nhau (automatic mutual recognition) trong hệ thống văn bằng đại học và phổ thông cũng như tự động công nhận năng lực đào tạo khi sử dụng văn bằng ở quốc gia khác.

Hiện đã có 11 thành viên tích cự tham gia quá trình này, dự kiến toàn bộ các thành viên tham gia quy trình Bologna sẽ áp dụng quá trình tự động công nhận văn bằng vào năm 2025.

Có bao nhiêu quốc gia tham gia Quy trình Bologna:

Cho đến năm 2021, có 48 quốc gia đã tham gia quy trình Bologna bao gồm:

  • 1999: Austria, Belgium (Flemish and Walloon Communities separately), Bulgaria, the Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Iceland, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Norway, Poland, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, Switzerland, United Kingdom.
  • 2001: Croatia, Cyprus, Liechtenstein, Turkey, European Commission
  • 2003: Albania, Andorra, Bosnia and Herzegovina, North Macedonia, Russia, Serbia, Vatican City
  • 2005: Armenia, Azerbaijan, Georgia, Moldova and Ukraine
  • May 2007: Montenegro
  • 2010: Kazakhstan
  • May 2015: Belarus

Thụy Sĩ là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia quy trình Bologna và công ước Lisbon:

Thụy Sĩ đã tham gia vào quy trình Bologna vào những ngày đầu thành lập (1999).

Những học viên khi học các chương trình của Thụy Sĩ nếu áp dụng hệ thống tín chỉ ECTS được kiểm định từ tổ chức uy tín có thể được xem xét công nhận tại các quốc gia thành viên theo các tiêu chí:

  • Tổ chức cấp văn bằng phải là tổ chức được kiểm định.
  • Chương trình đào tạo phải theo khung năng lực Châu Âu EQF, đạt tiêu chuẩn năng lực theo hướng dẫn của EQF.
  • Chương trình đào tạo nếu được kiểm định từ tổ chức uy tín sẽ rất có giá trị tham chiếu trong quá trình công nhận văn bằng.
  • Chương trình đào tạo sau khi quy đổi sang ECTS phải đạt số tín chỉ tối thiểu theo quy định của khung năng lực Châu Âu.

Viện đại học SIMI Thụy Sĩ là viện đào tạo đại học và sau đại học đầu tiên tại Zug, Thụy Sĩ với hệ thống kiểm định cả ở cấp tổ chức (Institution) và cấp chương trình (Programatic). Toàn bộ chương trình của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ tuân thủ quy trình, yêu cầu của tổ chức kiểm định, hướng dẫn của EHEA, áp dụng hệ thống tín chỉ ECTS, áp dụng phụ lục văn bằng (Diploma Supplement). Cùng với việc đảm bảo chất lượng với các kiểm định từ tổ chức uy tín, Viện đại học SIMI Thụy Sĩ triển khai các chương trình đào tạo tuân thủ quy trình Bologna và giúp các học viên của Viện đại học SIMI Thụy Sĩ hưởng lợi nhiều nhất từ quy trình này.

Nguồn: Viện Đại học SIMI, Zug Switzerland

Contact SIMI

Blegistrasse 7, 6340 Baar, Zug Canton, Switzerland

SIMI Swiss là viện đào tạo chương trình đại học và sau đại học tiên phong tại Zug, Thụy Sĩ. SIMI Swiss được kiểm định bởi ASIC cấp tổ chức và giấy phép đào tạo & nghiên cứu được cấp bởi Canton of Zug, Thụy Sĩ.

Accredited by ASIC
Zug Switzerland, Legal license CHE-258.080.017

Viện đại học SIMI Thụy Sĩ cung cấp học bổng lên đến 90% cho sinh viên quốc tịch Việt Nam